Dịch vụ của Nha Khoa Hà Nội

Share:

Nội dung chính

1. Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp sử dụng trụ Implant để cấy vào xương hàm và thay thế cho vị trí răng thật đã mất. Sau đó kết nối với răng sứ thông qua khớp nối Abutment.

Phần trụ Implant được cấu tạo từ Titanium tinh khiết nên vô cùng an toàn đối với cơ thể, đảm bảo độ cứng chắc và ăn nhai tốt cho khách hàng.

2. Kỹ Thuật Trồng Răng Implant Nguyên Hàm Nào Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay, trồng răng Implant nguyên hàm All on 4 All on 6 được xem là những kỹ thuật trồng răng nguyên hàm tốt nhất.Nhiều người mất răng hàm thường chủ quan, khi chỉ bị mất một chiếc răng ở phía trong, không ảnh hưởng thẩm mỹ và vẫn còn răng khác để ăn nhai. Vì vậy, không cần phải trồng lại răng hàm.

 

3. Bọc Răng Sứ

Bọc răng sứ là phương pháp giúp phục hình thẩm mỹ cho răng. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để làm cùi răng, sau đó lắp mão răng sứ lên trên.

Phần mão sứ này sẽ có độ trong và màu sắc trắng sáng tự nhiên như răng thật.

 

4. Cầu răng sứ.

Phương pháp trồng răng sứ cố định còn có tên gọi khác là cầu răng sứ, là phương pháp giúp phục hình răng đã mất. Kỹ thuật làm cầu răng sẽ dựa trên cơ chế sử dụng hai chiếc răng bên cạnh răng đã mất để làm điểm tựa và chụp cầu sứ lên trên.

Xem thêm  Răng Sứ Emax Là Gì? Của Nước Nào? Giá Bao Nhiêu Tiền?

Bác sĩ sẽ phải mài nhỏ 2 răng thật cạnh răng mất để bọc mão làm trụ cầu, giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai như răng thật.hao

 

5. Niềng Răng Thẩm Mỹ

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha nhằm điều chỉnh cho răng thẳng hàng trong những trường hợp răng mọc lệch, răng khấp khểnh, răng thưa, hô móm, …và tái tạo lại khớp cắn một cách tốt nhất. Sau khi niềng răng, sẽ giúp mang lại cho bạn khuôn mặt hài hòa, cân đối và nụ cười tự tin khi giao tiếp.12

 

 6. Cạo Vôi Răng

Vôi răng hình thành từ những mảng vụn thức ăn còn dư thừa và chưa được làm sạch trên bề mặt răng hoặc giữa răng với nướu. Sau một thời gian, những mảng bám này sẽ bị vôi hoá do khoáng chất có trong nước bọt và trở nên cứng hơn, không thể làm sạch bằng bàn chải bình thường.

 

7. Trám Răng

Trám răng được chỉ định với 2 mục đích là điều trị và phòng ngừa. Thông thường, các trường hợp dưới đây cần phải trám răng:

Răng bị mòn

Răng bị vỡ mẻ nhẹ do tai nạn, chấn thương

Răng có màu sậm, không đều màu thì trám răng có thể cải thiện màu sắc

Răng bị sâu và có nhiều rãnh đen

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện trám răng. Bạn cần đến nha khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Xem thêm  Mách bạn cách giảm đau khi mọc răng khôn nhanh nhất tại nhà

 

8. Điều Trị Tủy Răng

Tủy răng là tổ chức bao gồm các mạch máu, dây thần kinh,… liên kết với nhau để nuôi sống răng. Nguyên nhân chính gây viêm tủy chính là do vi khuẩn xâm nhập vào răng khi răng bị sâu, nứt vỡ, nhiễm trùng nướu hoặc không vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó, viêm tủy răng cũng do một số nguyên nhân khác là răng bị nhiễm hóa chất, do áp suất môi trường bị thay đổi đột ngột,

 

9. Nhổ Răng

Nhổ răng có nên hay không nên là tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các bác sĩ nha khoa sẽ luôn ưu tiên điều trị cho răng thay vì loại bỏ. Cho đến khi tất cả các phương án điều trị đều không thể áp dụng hoặc không có tác dụng, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng.

 

10. Phẩu Thuật Tạo Hình Nướu

Hiểu một cách đơn giản, tụt nướu là hiện tượng nướu bị teo lại và phần chân răng bị lộ ra. Gây mất thẩm mỹ và dẫn đến nhiều biến chứng về răng miệng khác.

Nếu răng bị tụt nướu và không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn, nhai. Lâu dần, răng có thể bị lung lay và rụng dần đi

 

11. Tẩy Trắng Răng

Tẩy trắng răng là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và thường được sử dụng để giúp cải thiện màu sắc của răng. Bác sĩ sẽ sử dụng các chất tạo ra phản ứng oxy hóa – khử đi vào men răng và cắt đứt các chuỗi phân tử màu có trong ngà răng. Lúc này, răng trở nên trắng sáng hơn và hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.

Xem thêm  Niềng răng là gì? Những điều cần biết trước khi niềng răng

 

12. Nhổ Răng Khôn

Răng khôn còn được gọi bởi những cái tên khác nhau như răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3. Răng khôn mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, khi tất cả các răng khác đã hoàn thiện.

Răng khôn sẽ mọc từ khoảng 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn. Thời gian mọc răng kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm mới hoàn thành. Khi răng bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng như đau nhức, sưng tấy ở phần nướu kéo dài và gây khó khăn trong việc ăn uống.

Share:

ĐỂ LẠI NHU CẦU KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan